top of page
Tìm kiếm

Blockchain?

Đã cập nhật: 24 thg 2, 2020

Hai ba năm trước tôi có nghe về blockchain, chủ yếu liên quan đến bitcoin, một số người giàu lên sau một đêm nhờ giá bitcoin tăng lên và cũng có người treo cổ khi giá bitcoin giảm xuống. Thời gian trôi qua, nhiều loại tiền ảo khác cũng ra đời. Các loại tiền ảo đều sử dụng công nghệ blockchain. Tôi cũng không quan tâm lắm. Rồi hàng loạt các ý tưởng startup xuất hiện, ai cũng mang từ blockchain gắn vào dịch vụ, sản phẩm của mình để nghe có vẻ thời thượng gây ấn tượng với nhà đầu tư hy vọng gọi được vốn triệu đô, tỷ đô. Cảm giác như chỉ cần có người bỏ vô triệu đô, tỷ đô là mình đã đổi đời trong đêm. Đâu đâu cũng nghe blockchain, tiền ảo, cách mạng 4.0 và biến đổi khí hậu (climate change), bụi mịn 2.5 PM. Nghe nhiều vậy chứ cũng không rõ blockchain là gì, nên viết bài này như một nghiên cứu nhỏ cho bản thân để hiểu rõ hơn những thuật ngữ màu mè do con người lạm dụng để lòe bịp lẫn nhau.


Blockchain là gì? Thay vì định nghĩa nó thì tôi sẽ tìm hiểu vấn đề mà blockchain giải quyết là gì. Bây giờ lấy một ví dụ: hai thằng bạn thân chơi với nhau, một thằng ở Việt Nam tên A một thằng ở Mỹ tên B. A hết tiền, hỏi mượn tiền bạn B. B gọi điện thoại tới ngân hàng, yêu cầu trích tiền trong tài khoản của của mình gửi cho bạn ở Việt Nam. Ngân hàng sẽ kiểm tra tài khoản của B có đủ để trích tiền hay không, và vì B là tỷ phú Mỹ, nên số tiền A mượn không thành vấn đề. Ngân hàng xác nhận việc chuyển tiền này dưới dạng một dòng ghi chú bằng dữ liệu máy tính hay trong sổ sách (gọi la entry). Sau đó A gọi điện báo cho B biết tiền đã được chuyển, B có thể tới ngân hàng và nhận số tiền mà A vừa chuyển. Như vậy chuyện gì đã thực sự diễn ra? Cả A và B đều tin tưởng việc ngân hàng quản lý tiền của mình. Trong thực tế không có sự di chuyển vật lý của bất cứ loại tiền giấy nào diễn ra trong quá trình chuyển tiền này. Một dòng ghi chú dữ liệu (entry) là tất cả những gì mà quá trình chuyển tiền này cần. Một điều quan trọng là cả A và B đều không sở hữu hay có quyền kiểm soát entry, và đó chính là vấn đề của hệ thống hiện tại.


Để thiết lập sự tin tưởng giữa hai bên, ta lại cần một cá nhân thứ ba làm trung gian.

Trong nhiều năm, chúng ta đã phụ thuộc vào một bên thứ ba để tin tưởng lẫn nhau. Bạn có thể sẽ tự nhủ: "Phụ thuộc vào họ thì có vấn đề gì chứ?" Vấn đề chính là bên thứ ba cũng chỉ là một phần thiểu số của xã hội. Và khi một cá nhân hay tổ chức tham nhũng hay sụp đổ một cách cố ý hay vô tình, việc đó sẽ gây ra hỗn loạn trong xã hội. Ví dụ: nếu các ghi chú về chuyển khoản trên giấy tờ bị cháy rụi trong hỏa hoạn thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người quản lý tài khoản ghi sai số tiền bạn muốn chuyển từ 1000$ thành 1500$? Và nếu anh ta hay cô ta làm sai lệch con số đó một cách có chủ đích thì sẽ như thế nào?


Nhiều năm qua, chúng ta đã bỏ hết toàn bộ trứng (lòng tin, tài sản) của chúng ta vào trong một giỏ và quá nhiều vào một ai đó

Cho nên câu hỏi đặt ra là có hệ thống nào giúp chúng ta chuyển được tiền mà không cần đến ngân hàng? Để trả lời câu hỏi này, ta cần đào sâu hơn bằng một câu hỏi tốt hơn. Bây giờ bỏ ra vài phút để suy nghĩ về bản chất thực sự của chuyển khoản là gì? Thực ra nó chỉ là một dòng ghi chú dữ liệu trong sổ sách hoặc bộ nhớ máy tính. Cho nên câu hỏi tốt hơn để giải quyết vấn đề là


Có cách nào chúng ta kiểm soát và bảo toàn được dòng ghi chú dữ liệu đó giữa hai bên thay vì để cho người thứ ba làm điều đó thay chúng ta?

Blockchain chính là đáp án cho câu hỏi này. Nó sẽ giúp chúng ta kiểm soát và bảo toàn các giao dịch giữa hai bên mà không cần người thứ ba thay ta làm việc đó. Blockchain xử lý chuyện này như thế nào?


Yêu cầu cho phương pháp này chính là có đủ số người đồng ý với việc không phụ thuộc vào bên thứ ba. Số lượng người cần thiết tối thiểu là ba, rồi nhóm người này sẽ tự vận hành và quản lý giao dịch của họ.


If enough people think the same way, that becomes a self-fulfilling prophecy (Tạm dịch: nếu đủ người nghĩ cùng một cách, đó chính là một lời tiên tri mà bản thân nó đã tự hoàn thành.) - Shatoshi Nakamoto - 2009

Bây giờ ví dụ một nhóm 10 người đồng ý tham gia, mỗi người đều biết chi tiết về tài khoản của từng người trong nhóm nhưng họ thực sự không biết nhau (mặt mũi, tiểu sử, thông tin liên lạc, v.v...) Tiếp theo là các bước tiến hành:


  1. Một hộp đựng tài liệu rỗng: mỗi người sẽ có một hộp này, và từng người sẽ tự bỏ giấy vào đó liên tục trong quá trình ghi nhận các giao dịch. Tập hợp số lượng giấy này sẽ hợp thành các ghi chú dữ liệu để theo dõi các giao dịch.

  2. Khi một giao dịch xảy ra. Mỗi người trong mạng lưới này sẽ có một tờ giấy trắng và cây bút để ghi lại giao dịch đó. Ví dụ: người số 2 nói muốn chuyển 10$ cho người số 9 (đây là một giao dịch phát sinh) anh ta sẽ nói lớn "tôi muốn chuyển 10$ cho người số 9, mọi người hãy ghi lại giao dịch này". Khi đó tự mỗi người trong nhóm sẽ kiểm tra số tiền người số 2 đang có, nếu đủ tiền để chuyển, mỗi người sẽ tự ghi vào tờ giấy mình đang cầm trên tay giao dịch này. Lúc này giao dịch được coi là hoàn thành.

  3. Khi các giao dịch tiếp tục diễn ra. Theo thời gian, số người tham gia vào mạng lưới này nhiều hơn. Các giao dịch vẫn sẽ được ghi nhận lại theo cách trên và tờ giấy để ghi giao dịch ban đầu đã hết chỗ. Đó chính là lúc bỏ tờ giấy này vào hộp đựng tài liệu và lấy ra tờ giấy mới để tiếp tục ghi lại các giao dịch.

  4. Cách thức bỏ tờ giấy đã dùng rồi vào hộp đựng tài liệu. Tờ giấy đó phải được niêm phong lại trước khi bỏ vào hộp. Con dấu niêm phong đó là độc nhất được tạo ra dưới sự đồng ý của tất cả mọi người trong mạng lưới. Bằng cách niêm phong này, chúng ta có thể chắc rằng không ai có thể sửa đổi nội dung trên mỗi bản sao của tờ giấy đó khi chúng được bỏ vào hộp đựng tài liệu của từng người. Một khi chúng được đưa vào hộp rồi, thì chúng luôn ở đó mãi mãi và đã được niêm phong. Và trên hết là khi tất cả mọi người tin vào dấu niêm phong, họ cũng tin vào nội dung ghi trên mỗi tờ giấy. Cho nên con dấu niêm phong chính là điểm then chốt của phương pháp này.


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

CẢM ƠN BẠN!

bottom of page